Phương pháp và tâm lý dạy Tiếng Anh cho lứa tuổi Tiểu học

Bình chọn post

Ở mỗi giai đoạn khác nhau, đặc điểm tâm sinh lý và sự phát triển nhân cách của con người sẽ thay đổi dựa trên những điều được học, những kinh nghiệm được tích lũy, cũng như những yêu cầu từ môi trường xã hội.

Do đó, khi tìm kiếm những phương pháp giáo dục cụ thể cho học sinh tiểu học, thầy cô cũng như cha mẹ cần lựa chọn những cách giảng dạy phù hợp nhất với đặc điểm tâm lý, hành vi của bé.

Các kỹ năng ngôn ngữ của trẻ 6 tuổi rất linh hoạt trong giai đoạn này. Vốn từ vựng của chúng nhanh chóng tăng lên không ngừng, và ngôn ngữ của họ vượt ra ngoài giao tiếp để cung cấp nền tảng cho việc học, bao gồm cả việc phát triển các kỹ năng đọc độc lập. Nói chung, cách phát âm của các từ rõ ràng và trẻ đã biết sử dụng các dạng ngữ pháp phức tạp khi nói một cách chính xác.

Hoạt động chủ đạo

Chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập. Ở giai đoạn này trẻ cần đối mặt với việc học tập các môn học cơ bản và tham gia vào các cuộc thi tại trường.

Chính vì vậy, nếu trong độ tuổi mầm non, cha mẹ nên tập trung vào việc dạy bé các nghe, nói tiếng Anh một cách tự nhiên. Thì ở giai đoạn này, trẻ không những cần củng cố các kiến thức đã được học mà còn được học tiếng Anh một cách hệ thống hơn để đáp ứng được yêu cầu mà các bài thi tiếng Anh đưa ra.

Tri giác

Ở độ tuổi tiểu học, tri giác của các bé còn mang tính đại thể và thường không ổn định.

Vào những năm đầu tiểu học, tri giác của trẻ gắn với những hành động mang tính trực quan. Đến tầm lớp 4, tri giác của bé mang tính xúc cảm nhiều hơn. Lúc này, trẻ rất thích quan sát các sự vật và các hiện tượng hấp dẫn, có màu sắc rực rỡ.

Do đó, để bé học tiếng Anh tốt hơn, cha mẹ nên kết hợp các kiến thức cần học với những hành động trực quan và liên quan đến các xúc cảm đặc biệt. Chẳng hạn cho bé tham gia vào những trò chơi đóng vai theo chủ đề với những câu thoại tiếng Anh.

Tưởng tượng

Trong giai đoạn này, não bộ của trẻ đã có sự phát triển hoàn thiện hơn so với những thời điểm trước đó. Chính vì vậy, khả năng tưởng tượng của các bé đã có những tiến bộ vượt bậc, trở nên phong phú hơn.

Đầu tuổi tiểu học: Trí tưởng tượng của bé còn đơn giản, và rất dễ thay đổi vì chưa có sự ổn định.

Cuối tuổi tiểu học: Trẻ đã có thể tái tạo ra những hình ảnh mới thông qua những hình ảnh cũ. Đặc biệt hơn, trí tưởng tượng của các bé độ tuổi này dễ bị tri phối mạnh mẽ bởi cảm xúc, tình cảm. Những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của em.

Các nhà giáo dục khuyến nghị phát triển tư duy và trí tưởng tượng của các bé bằng cách biến các kiến thức khô khan thành những hình ảnh có cảm xúc. Cùng với đó, hãy đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, từ đó thu hút các em vào những hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá trình nhận thức lý tính của mình một cách toàn diện.

Chú ý

Đầu tuổi tiểu học: Vào giai đoạn này, trẻ dễ bị mất tập trung trong quá trình học tập. Hầu hết các bé độ tuổi đầu tiểu học chỉ chú tâm khi được tham gia các giờ học có đồ dùng trực quan, hấp dẫn, sinh động và các bộ tranh ảnh minh họa nhiều màu sắc,…

Với những bé độ tuổi đầu tiểu học, phương pháp giảng dạy tiếng Anh tốt nhất cho bé là sử dụng các hình ảnh minh họa trực quan, hoặc cho trẻ tham gia vào những trò chơi tiếng Anh hấp dẫn.

Cuối tuổi tiểu học: Trẻ đã có khả năng chú ý một cách có chủ định, trẻ biết cách nỗ lực để học một kiến thức được yêu cầu.

Cùng với đó, sự chú ý của trẻ cũng đã xuất hiện giới hạn về thời gian. Trẻ biết cách tính toán và định lượng khoảng thời gian cho phép để làm một việc nào đó. Từ đó cố gắng thực hiện và hoàn thành công việc trong thời gian đã được quy định.

Chính vì vậy, khi dạy tiếng Anh cho bé lớp 4, lớp 5, cha mẹ và thầy cô nên giao cho trẻ những công việc hoặc bài tập yêu cầu trẻ phải chú ý và nên có giới hạn về mặt thời gian.