Phương pháp và bí quyết kết nối trẻ với Tiếng Anh

Bình chọn post

Độ tuổi cấp 1 (tiểu học) là độ tuổi hồn nhiên vô lo vô nghĩ. Nhiều trẻ chưa có ý thức được việc học hành tự giác nên khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Và trong thời đại hiện nay, khi mà nhà nhà đều cho con đi học tiếng Anh, vô hình dung tạo áp lực cho các phụ huynh phải tìm kiếm các khóa học tiếng Anh tiểu học phù hợp với con của mình. Vậy làm thế nào để tìm ra giải pháp cũng như cách dạy tiếng Anh hiệu quả cho những lớp học này?

Một số vấn đề nhiều học sinh tiểu học gặp khi bắt đầu học tiếng Anh.

Sự thiếu tập trung

Các bé tiểu học còn ngây ngô vô lo vô nghĩ. Nên chuyện lơ đãng hay thiếu tập trung trong các giờ học tiếng Anh là điều dễ hiểu. Lý do có thể là vì bài học và cách truyền đạt không đủ hấp dẫn. (khi mà xung quanh có quá nhiều thứ hấp dẫn hơn). Hoặc có thể vì bé chưa thấy đủ hứng thú với việc học tiếng Anh.

Trẻ còn rụt rè và kỹ năng phản xạ tiếng Anh chưa tốt.

Rất nhiều bé tiểu học còn khá rụt rè trong giao tiếp thường ngày, và dĩ nhiên. Việc giao tiếp bằng một ngôn ngữ khác phức tạp hơn và khiến bé ngại ngùng, thiếu tự tin hơn nữa. Chưa kể, nhiều trẻ còn có tâm lý sợ bị so sánh. Nên khi học tiếng Anh ở trường hoặc các trung tâm với nhiều bạn khác, nếu như có một vài bạn nổi trội. Trẻ tự nhiên sẽ cảm thấy thiếu tự tin hơn, và ngại nói vì sợ bị so sánh, sợ người khác nghĩ rằng mình nói kém hơn bạn.

Kỹ năng phản xạ không chỉ là vấn đề của các bé học sinh tiểu học. Mà còn là vấn đề của rất nhiều người học tiếng Anh. Thói quen nghe-dịch đã trở nên khó bỏ với nhiều người. Chính vì vậy việc giao tiếp tiếng Anh sẽ trở nên kém lưu loát hơn. Và ngày càng khiến trẻ thiếu tự tin hơn.

Cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh ít.

Ngoại trừ các trường quốc tế, nơi mà tiếng Anh là ngôn ngữ chính. Hoặc là một ngoại ngữ quan trọng được nhấn mạnh trong chương trình học, thì đa số các bé học sinh tiểu học chưa có nhiều cơ hội để tiếp xúc và luyện tập. Các giáo trình sách vở đặt nặng cấu trúc ngữ pháp lại quá phức tạp và không đủ hấp dẫn để lôi cuốn bé, cho nên việc học ở trường nhiều khi chỉ mang tính chất “cưỡi ngựa xem hoa”. Đây là một vấn đề mà nhiều phụ huynh lo ngại. Và cũng do đó, họ tìm cách để cho trẻ tiếp xúc với tiếng Anh nhiều hơn qua các khóa học tiếng Anh dành cho trẻ em tại các trung tâm.

Cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh ít.
Cơ hội tiếp xúc với tiếng Anh ít.

Cha mẹ nên làm để giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng tiếng Anh.

Xem những clip bằng tiếng Anh.

Phụ huynh cũng nên cho con xem các clip học vui nhộn trong vô vàn các kênh tiếng Anh tiểu học trên YouTube hiện nay. Ngoài ra, bạn cũng nên mua cho trẻ những sách truyện. Tranh ảnh với các chủ đề gần gũi như màu sắc, con vật, truyện cổ tích… Việc tương tác trực quang với những hình ảnh ngộ nghĩnh sẽ tạo cảm giác thích thú học. Và giúp bé ghi nhớ kiến thức lâu hơn.

Động viên trẻ tích cực tham gia các hoạt động trên lớp như:

Một chiến lược giảng dạy cho toàn thể lớp học có tên là: think, pair, share (suy nghĩ – bắt cặp – chia sẻ), con sẽ trao đổi cùng với bạn bên cạnh để chia sẻ câu trả lời cho cả lớp nghe.

Học tập dựa trên các hoạt động (ABL – Activity-based learning). Lần đầu tiên được phát triển trong các lớp học lớn ở Ấn Độ và vẫn còn tiếp tục phát triển cho đến ngày nay. Phương pháp ABL cho phép mỗi học viên được học theo tốc độ riêng của mình thông qua một giáo trình. Hoàn thành các hoạt động và làm nhiệm vụ tự đánh giá vào cuối mỗi tiết học. Trong mỗi bài học, giáo viên có thể dành thời gian cho từng học sinh. Hoặc làm việc với các nhóm nhỏ trong khi những học viên khác bận rộn với các hoạt động khác trong bài học. 

Đừng bắt con chịu áp lực.

Nhiều phụ huynh có tâm lý thích so sánh con với con nhà người khác. Và vô tình, họ đặt áp lực lên con của mình. Trẻ con mỗi đứa sẽ có một khả năng tiếp thu khác nhau theo một cách khác nhau. Cho nên nếu yêu trẻ, thì đừng đặt áp lực quá nhiều vào con, cũng đừng so sánh con với bạn khác. Háy để bé lấy việc học làm niềm vui, đừng để bé lấy đó làm gánh nặng.

Kích thích sự tò mò của trẻ.

Trẻ con vốn hiếu động và tò mò. Chính vì vậy, việc học tiếng Anh cũng nên được khuyến khích bằng cách kích thích sự tò mò thích thú ở trẻ. Chính vì vậy, việc lựa chọn một giáo trình và cách tiếp cận để dạy trẻ cần phải đáp ứng tiêu chí đó. Việc nghe – chép – đọc đã trở nên cũ kỹ và nhàm chán. Hoàn toàn không thể phù hợp với học sinh tiểu học. Cho nên, để bé thích thú trong việc học tiếng Anh, hãy lựa chọn những giáo trình sinh động. Tích hợp âm thanh và hình ảnh phong phú để trả cảm thấy thích thú và muốn khám phá khi học tiếng Anh.