Tìm hiểu về nội động từ và ngoại động từ và cách phân biêt

5/5 - (1 bình chọn)

Khi học tiếng Anh và sử dụng từ điển để tra từ cần tìm thì có thể bạn sẽ thấy một dòng nhỏ viết rằng đây là ngoại động từ (transitive verbs) hoặc là nội động từ (intransitive verbs) hoặc là cả hai. Ngoài việc xác định nghĩa của động từ, người học cần nắm được đó là nội động từ hay ngoại động từ, để sử dụng một cách chính xác.

Trong bài viết này trung tâm tiếng Anh RES sẽ trình bày về 2 loại động từ này cũng như cách phân biệt cụ thể nhé.

1. Ngoại động từ là gì?

Ngoại động từ hay còn gọi là transitive verbs trong tiếng Anh. Ngoại động từ là một số động  từ thường được dùng theo sau bởi danh từ hoặc đại từ, và đóng vai trò là tân ngữ. Ta gọi những động từ này là “transitive” (ngoại động từ).

Xem 2 ví dụ bên dưới

  • Let’s invite Sally. (CHỨ KHÔNG NÓI Let’s invite.)
  • You surprised me. (CHỨ KHÔNG NÓI You surprised.)

Ngoại động từ còn được chia làm hai loại là monotransitive verbs (ngoại động từ với một tân ngữ) và ditransitive verbs (ngoại động từ yêu cầu hai tân ngữ). 

2.1 Ngoại động từ một tân ngữ

Ví dụ về câu chứa monotransitive verbs:

  • The cat bit me.
  • I ate a big cake yesterday.

2.1 Ngoại động từ hai tân ngữ

Ditransitive verbs: yêu cầu hai tân ngữ. Trong đó một tân ngữ đóng vai trò là tân ngữ trực tiếp– đối tượng chịu tác động trực tiếp bởi động từ, tân ngữ còn lại là tân ngữ gián tiếp và có vai trò bổ ngữ trong câu. (JES Edu, n.d)

Ví dụ: My sister sent me a book 

Trong ví dụ trên, “me” là tân ngữ gián tiếp, “a book” là tân ngữ trực tiếp và chịu tác động trực tiếp của hành động “send”.

Ngoại động từ thường gặp
Ngoại động từ thường gặp

2. Nội động từ là gì?

Nội động từ trong tiếng Anh là intransitive verbs. Một số động từ thường không theo sau bởi danh từ hay đại từ. Ta gọi chúng là “intransitive” (nội động từ).

  • Sit down. (CHỨ KHÔNG NÓI sit that chair.)
  • I usually sleep well. (CHỨ KHÔNG NÓI I usually sleep the bed well.)

Một số nội động từ có thể vừa có tính chất transitive, vừa có tính chất intransitive.

  • England lost. – England lost the match.
  • Let’s eat. – Let’s eat this.

Một số động từ có thể trở thành transitive hay intransitive tùy thuộc vào chủ ngữ của nó. Nét nghĩa intransitive thường có tính chất gần giống như thể bị động. Người ta gọi dạng động từ này là “ergative”.

TransitiveIntransitive
She closed the door.The door closed.
I can’t start the car.The car won’t start.

Một số động từ thuộc nhóm này: begin, bend, break, burn, change, decrease, drop, finish, increase, move, open, rip, sell, shut, start, vary, wake.

Các nội động từ thông dụng
Các nội động từ thông dụng

Cách phân biệt nội động từ và ngoại động từ

Cách đơn giản và nhanh chóng nhất để biết rằng động từ đó thuộc loại nào là sử dụng từ điển. Tuy nhiên trong phần này, tác giả muốn giới thiệu đến người đọc một cách nhận biết đơn giản khác không cần sử dụng từ điển.

Đó là chú ý đến việc câu đó có thể chuyển thành thể bị động trong tiếng Anh được không. Nếu câu trả lời là có thì đó là ngoại động từ, nếu câu trả lời là không thì đó là nội động từ. Nguyên nhân cho cách thử này là vì chỉ có câu có ngoại động từ thì mới có tân ngữ, và từ đó tạo thành được câu bị động. Trong khi đó, việc chuyển câu chứa nội động từ là bất khả thi bởi câu không chứa tân ngữ. 

Ví dụ: He will move in with us next weekend.

“Move” trong trường hợp này là nội động từ do câu không thể chuyển về thể bị động.

Ví dụ:

  • She moves the table to the right corner of the room.
  • Passive: The table is moved to the right corner of the room (by her).

“Move” trong trường hợp này là ngoại động từ do câu có thể chuyển về thể bị động. 

Qua hai ví dụ trên, người đọc có thể thấy rằng từ “move” vừa là nội động từ và ngoại động từ tùy vào mục đích sử dụng. Những trường hợp động từ này sẽ được tác giả giải thích kĩ hơn ở phần sau.