Học IELTS cho người mới bắt đầu

học ielts cho người mới bắt đầu
5/5 - (16 bình chọn)

Bạn muốn ôn luyện IELTS? Bạn là người mới bắt đầu? Bạn muốn tự học IELTS ở nhà nhưng vẫn đang loay hoay không biết nên bắt đầu học IELTS như thế nào.  lộ trình học IELTS bao lâu? Vậy thì bạn cần phải đọc ngay bài viết này.

Chúng tôi sẽ giúp bạn vẽ ra một lộ trình luyện thi IELTS cho người mới bắt đầu gồm 4 giai đoạn phù hợp với khả năng của mỗi người. Không quá khó khăn nhưng đảm bảo mang lại hiệu quả, dễ hiểu và đầy đủ nhất.

Học Ielts như thế nào và bắt đầu từ đâu

1. Hiểu rõ bản thân, biết mình ở vị trí nào?

Hiểu rõ bản thân đang ở vị trí nào sẽ giúp bạn vạch ra được lộ trình học phù hợp nhất cho mình. Thường thì những ai hay hỏi về kinh nghiệm tự học IELTS là những người đều tự nhận mình là mới bắt đầu học IELTS.

Tuy nhiên, lộ trình học IELTS hiệu quả cho những người mới bắt đầu sẽ không hề giống nhau. Nếu bạn có xuất phát điểm tiếng Anh khác nhau. Có nghĩa là, “người mới bắt đầu học IELTS” có thể được chia thành hai nhóm đối tượng riêng biệt như sau:

  • Đối tượng 1: Người mất gốc Tiếng Anh hoặc không biết gì về tiếng Anh hoặc là chỉ biết chút ít và ngữ pháp lỏng lẻo, phát âm bập bõm, từ vựng cực kém và gần như không nghe nói được.
  • Đối tượng 2: người có nền tảng ngữ pháp tốt, vốn từ vựng nhiều và biết cách phát âm, khả năng nghe đọc tốt nhưng chưa từng ôn luyện hoặc thi IELTS lần nào.

Mỗi người có xuất phát điểm khác nhau, không ai giống ai

Chính vì thế, trước tiên bạn phải nắm rõ được bản thân mình đang ở trình độ nào, rồi từ đó mới bắt đầu xây dựng lộ trình ôn thi IELTS học phù hợp với bản thân. Có như vậy mới có thể đem lại kết quả tốt nhất cho bạn.

Bạn có thể xác định trình độ tiếng Anh của mình bằng cách tìm đến một trung tâm Anh ngữ chuyên đào tạo và luyện thi IELTS gần nhất để đăng kí làm bài kiểm tra năng lực đầu vào.

Học ielts cho người mới bắt đầu

2. Thiết lập thời gian học IELTS trên timeline của bản thân

Sắp xếp thời gian ôn luyện dựa vào timeline của bản thân sẽ giúp bạn học hiệu quả hơn

Vậy học IELTS bắt đầu từ đâu?

Việc lập ra thời gian học IELTS dựa trên timeline của bản thân là rất quan trọng. Bởi vì nó sẽ giúp bạn lập ra một lộ trình IELTS phù hợp nhất cho chính mình. Từ đó, bạn có thể điều chỉnh thời gian biểu, lịch học và phương pháp học hợp lý nhất với điều kiện hiện tại của bản thân.

Việc sắp xếp thời gian này sẽ tùy thuộc vào điều kiện giờ giấc cho phép của mỗi người. Ví dụ như đối với những ai đang đi làm toàn thời gian thì có thể tranh thủ các buổi tối sau giờ là hành chính để đi học thêm hoặc dành ra 1 ngày cuối tuần để “cày cuốc chăm chỉ”. Hay đối với các bạn sinh viên/học sinh có nhiều thời gian hơn, nên sẽ có khung thời gian rộng hơn và sẽ thoải mái hơn khi sắp xếp lịch học.

IELTS sẽ giúp cho con đường học tập và công việc của bạn rộng mở hơn rất nhiều

Dưới đây là một vài kinh nghiệm trong việc lập trình thời gian học IELTS mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn:

  • Khi sắp xếp lịch học, bạn cần phải trừ hao thêm 5 giờ học cho mỗi ngày. Vì chắc chắn sẽ có những lúc bạn sẽ gặp việc đột xuất cần giải quyết như việc gia đình, gặp bạn bè, đối tác,..
  • Nếu quỹ thời gian của bạn hạn hẹp và bạn phải di chuyển tầm 1 – 2 giờ mỗi ngày để đến các trung tâm ôn luyện. Thì tốt nhất là bạn nên xem xét kỹ càng. Hoặc cũng có thể tìm kiếm trung tâm gần hơn và có chất lượng giảng dạy tương tự.
  • Phải luôn giữ nhịp học đều đặn như kế hoạch lúc đầu đã đề ra. Đừng để bản thân rơi vào tình trạng “hưng phấn” những buổi đầu và dần “buông thả” càng về sau.

3. Lộ trình học IELTS trong vòng 6 Tháng cho người mới bắt đầu

Hướng dẫn học IELTS cơ bản theo lộ trình 6 tháng mà chúng tôi muốn chia sẻ đến các bạn sẽ gồm 4 giai đoạn chính.

Bạn cần phải vạch ra cho mình một lộ trình học khoa học và hiệu quả

3.1 Giai đoạn I (40 ngày) – Nói không với IELTS, tập trung vào Tiếng anh căn bản

Học từ vựng và ngữ pháp

Ngữ pháp là thứ đầu tiên chúng ta tiếp cận khi mới bắt đầu học tiếng Anh và phải ôn luyện liên tục trong suốt quá trình học. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều bạn sai những lỗi ngữ pháp cơ bản. Ví như chia động từ, danh từ số ít/số nhiều, sử dụng lúng túng các mẫu câu hơi phức tạp như “not only – but also”,…

Chính vì thế, thời gian đầu khi muốn học IELTS từ con số 0, bạn nên dành thời gian để củng cố và ôn lại các kiểm ngữ pháp trọng tâm cần học như:

  • Thì cơ bản trong IELTS (Verb Tenses)
  • Câu bị động
  • Modal verb (Động từ khuyết thiếu)
  • Linking words (Từ nối)
  • Cấu trúc câu so sánh
  • Các loại mệnh đề
  • Câu điều kiện

Hãy ôn lại các điểm ngữ pháp cơ bản. Tiếp đến là từ vựng. Từ vựng chính là chìa khóa cho việc học mọi ngoại ngữ và IELTS cũng không ngoại lệ. Bạn cần đầu từ công sức, thời gian cho việc học, ghi nhớ và áp dụng từ vựng.

Cách học IELTS cho người mới bắt đầu tốt nhất là bạn nên thủ sẵn cho mình một bộ từ điển Anh – Anh (không được sử dụng từ điển Anh – Việt). Hoặc bạn hãy tải một trong những ứng dụng từ điển hữu ích dưới đây để sử dụng chúng trong suốt quá trình ôn luyện:

  • Oxford Dictionary
  • Longman Dictionary
  • Cambridge Dictionary

Ngoài ra, bạn cũng nên chuẩn bị sẵn một cuốn sổ tay nhỏ hoặc sử dụng ứng dụng “Note” để ghi lại những từ vựng vừa mới học. Mỗi ngày hãy học 5 – 8 từ mới, đừng cố nhồi nhét quá nhiều.

Bạn cũng có thể sử dụng 2 quyển sách dưới đây để giúp việc ôn tập dễ dàng hơn.

  • Check Your Vocabulary for IELTS
  • Cambridge Vocabulary for IELTS

Làm quen với nghe tiếng anh

học ielts
Học Ielts là cả một quá trình

Muốn luyện IELTS cho người mới bắt đầu, hãy tập cải thiện khả năng nghe của mình bằng cách nghe và viết ra những gì mình vừa nghe được. Bạn có thể truy cập vào một trong các trang dưới đây tuỳ theo mức độ và khả năng nghe của bạn. Một vài trang Web như: Spotlight English, Listen and Write, VOA English, BBC English

Hãy tập thói quen luyện nghe tiếng Anh hằng ngày

Mỗi ngày, bạn hãy chọn nghe 1 bài nghe và nghe lặp lại 3 lần (hoặc có thể hơn). Lần đầu, bạn tập trung lắng nghe nội dung và thử đoán xem bài nghe đang nói về chủ đề gì. Lần thứ 2, hãy nghe lại video và kết hợp xem scripts có sẵn để xem xem bạn sai hay cần lưu ý ở những điểm nào mà lần 1 bạn không nghe được. Lần thứ 3, hãy nghe và viết lại những gì mà bạn nghe được và không được nhìn scripts.

Bên cạnh đó, hãy cố gắng tăng tối đa việc nghe tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Chẳng hạn như, hãy tập nghe nhạc, xem phim và các chương trình hoàn toàn bằng tiếng Anh. Mặc dù trong lúc nghe bạn sẽ gặp nhiều từ không hiểu nhưng việc này sẽ giúp bạn hình thành dần thói quen ngôn ngữ trong não bộ.

Một số kênh luyện nghe tiếng Anh có thể tham khảo như:

  • Kênh hoạt hình (phù hợp cho những bạn trình độ thấp): Cartoon Network, Disney Channel.
  • Các bộ phim hay: HBO, How I Met Your Mother, The King’s Speech, Games of Thrones.
  • Các chương trình Talk show: TED Talks, The Ellen Show, Dr Phil Show, Late Night, The Tonight Show, Jimmy Kimmel Live, Conan, Oprah, The Graham Norton Show, Chatty Man, Loose Women.
  • Thời sự: BBC, BBC News.
  • Chương trình truyền hình thực tế: Masterchef, Amazing Race.
  • Kênh radio: ABC Radio, BBC Radio.

Thay vì coi các chương trình giải trí bằng tiếng Việt, hãy xem các chương trình học thuật tiếng Anh

Học Ielts tại anh ngữ RES
Học Ielts tại anh ngữ RES

Lưu ý:

Luyện nghe là một quá trình đòi hỏi sự kiên nhẫn và yêu thích. Vì vậy, khi mới bắt đầu nghe, bạn hãy chọn cho mình những bài nghe ngắn với chủ đề yêu thích để làm quen trước, tránh chọn những bài dài dòng, khó nghe.

Nâng cao khả năng nói

Khi bắt đầu luyện nói, bạn hãy tập trung vào 2 mục tiêu chính. Một là phát âm không sai và hai là nói trôi chảy, không đặt nặng ngữ pháp.

Bạn hãy chọn cho mình những video theo chủ đề yêu thích của bản thân. Sau đó bắt đầu nghe và “nhại” theo giọng điệu của họ. Đồng thời hãy thu âm lại giọng nói của bạn. Sau đó, hãy nghe lại bản ghi âm của bản thân và đối chiếu xem có khác biệt gì với giọng của người bản xứ không. Và từ đó, bạn sẽ dần dần khắc phục được những lỗi phát âm trong cách nói của mình, cũng như bắt chước được ngữ điệu, cách nhấn nhá trong khi nói. Mặc dù phương pháp học IELTS cho người mới bắt đầu này cần sự kiên nhẫn và rất dễ nản. Nhưng nó lại mang lại hiệu quả rất cao nếu bạn giữ được nhịp độ luyện tập đều đặn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tham gia vào các hoạt động giao lưu và nói tiếng Anh với người bản xứ. Ví dụ như các câu lạc bộ nói tiếng Anh tại địa phương mình.

  • Nếu ở Hà Nội, bạn có thể thử tham gia: Hanoikids Club, Knowmads Hanoi School.
  • Nếu ở HCM:  Mundo Lingo Saigon, Saigon Master’s Cup, IZI English.

Luyện kỹ năng đọc

Hãy dành 30 phút mỗi sáng để đọc các tin tức bằng tiếng Anh

Để luyện IELTS cho người mất gốc đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên đọc báo bằng tiếng Việt trước để nắm được những tin tức thời sự trong ngày. Sau đó, hãy bắt đầu đọc bằng tiếng Anh và đoán những từ vựng xuất hiện dựa trên câu chuyện mà bạn đã đọc được ở báo tiếng Việt. Cách học này sẽ giúp bạn nhớ được từ vựng rất nhanh. Đồng thời cũng sẽ giảm bớt đi độ khó khi phải đọc quá nhiều từ vựng mới mà không hiểu nội dung muốn nói gì.

Bạn có thể tham khảo một số trang báo tiếng Anh sau:

  • Báo tiếng Anh về thời sự quốc tế: The Economist, New York Times, The Guardian,  CNN News, ABC News, BBC News,  Telegraph News.
  • Báo tiếng Anh về thời sự Việt Nam: Saigon News, The Saigon Times, Thanh Nien News, Tuoi Tre News,  Vietnam News.

Hoặc nếu bạn muốn làm quen với những bài đọc dễ, ngắn và đi theo format của bài thi IELTS thì hãy sử dụng cuốn sách IELTS Reading. Cuốn sách gồm rất nhiều bài đọc ngắn đi kèm với giải nghĩa từ vựng mới trong bài đọc, câu hỏi cũng không quá khó.

Còn nếu bạn thường xuyên sử dụng facebook, hãy truy cập vào Quartz – trang web cập nhất mọi thông tin ở trên thế giới và cực kỳ sát với đề thi IELTS. Bạn chỉ cần đọc, sau đó note lại từ mới mình gặp rồi tra từ điển. Cuối cùng là tập dịch sang bản tiếng Việt. Cứ làm như vậy ít nhất 2 lần 1 tuần, chắc chắn chỉ tầm 3 – 4 tháng là bạn sẽ hoàn toàn tự tin đọc được một bài test IELTS.

Tập viết mỗi ngày

Đây được xem là giai đoạn nền trước khi chính thức giải đề IELTS nên bạn cần ưu tiên củng cố lại ngữ pháp tiếng Anh, các cấu trúc câu và cách viết nhiều câu thành một đoạn văn.

Bạn có thể tìm học và làm theo hai quyển sách dưới đây:

  • Cambridge English Grammar in Use.
  • Writing in Paragraphs.

Chỉ cần cố gắng khai thác hết 2 quyển sách này, chắc chắn khả năng của bạn sẽ tăng lên đáng kể.

Cambridge English Grammar in Use là cuốn sách bạn nên tìm đọc để cải thiện kỹ năng của mình

3.2 Giai đoạn II (70 ngày) – Chạy nước rút với IELTS

Tìm hiểu về cấu trúc đề thi IELTS

Nếu như TOEIC chỉ gồm hai kỹ năng là Nghe và Đọc thì bài thi IELTS có cấu trúc hoàn thiện hơn với hoàn chỉnh đầy đủ 4 kỹ năng: Nghe – Nói – Đọc – Viết.

IELTS được chia thành hai hình thức thi là IELTS học thuật và IELTS tổng quát. Mỗi hình thức đều có điểm chung và điểm khác nhau trong cấu trúc đề.

Tuỳ theo hình thức thi IELTS bạn lựa chọn mà sẽ có cấu trúc đề khác nhau. Nhưng nhìn chung cả hai không sai biệt lắm

Cấu trúc phần IELTS Listening

IELTS học thuật và IELTS tổng quát đều có cấu trúc bài thi phần Listening giống nhau. Thí sinh sẽ được phát cho hai tờ tài liệu là:

  • Question booklet ⇒ Phần câu hỏi, cho phép ghi chú và gạch xoá thoải mái khi nghe.
  • Answer sheet ⇒ Phần điền đáp án của thí sinh.

Thời gian làm bài: 40 phút.

Cấu trúc: Gồm 4 parts với 40 câu hỏi.

  • Part 1:  Nghe đoạn hội thoại tương tác giữa 2 hoặc 3 người về các vấn đề thường ngày trong xã hội.
  • Part 2:  Độc thoại về một chủ đề trong đời sống hằng ngày.
  • Part 3:  Một cuộc hội thoại giữa nhiều người với nhiều chủ đề khác nhau, nhưng đa phần là trong môi trường học tập. Phần này được đánh giá là khá khó vì nó yêu cầu bạn phải nhanh nhạy với các giọng nói từ các vùng miền khác nhau mới có thể bắt được thông tin.
  • Part 4 : Một bài diễn thuyết từ 1 người, thường là bài giảng ở các trường đại học. Phần này chứa khá nhiều từ vựng học thuật nhưng dễ nghe và tốc độ đọc cũng không quá nhanh.

Cấu trúc phần IELTS Reading

Thời gian: 60 phút cho cả IELTS học thuật và IELTS tổng quát.

Cấu trúc: Gồm 3 đoạn văn ứng với 40 câu hỏi. Độ khó sẽ tăng dần theo từng đoạn văn nên yêu cầu bạn phải hết sức tập trung để nắm rõ thông tin.

  • Dạng học thuật (academic): sẽ gồm 3 bài đọc dài, được trích chủ yếu từ sách, báo cáo, tạp chí và không mang tính chuyên môn cao. Các bài đọc thường dài, thông tin cung cấp nhiều, và không có các tiêu đề chính cho từng đoạn.
  • Dạng tổng quát (general training): sẽ có 3 sections được lấy từ các quảng cáo, thông báo, tài liệu công ty, tạp chí, sách.
  • Section 1 : gồm 2 hoặc 3 đoạn văn ngắn mang tính đời thực. Các chủ đề thường liên quan đến đời sống hằng ngày.
  • Section 2 : cũng gồm 2 đoạn văn mang tính đời thực, nhưng chủ yếu tập trung vào các vấn đề liên quan đến công việc.
  • Section 3 : gồm 1 đoạn văn dài và phức tạp hơn với chủ đề tự do.

Cấu trúc bài thi IELTS Writing

Ở cả hai dạng thi IELTS, bài thi Writing đều được chia thành 2 phần là task 1 và task 2.

Thời gian: 60 phút

Cấu trúc: task 1 giới hạn là 150 từ và task 2 giới hạn là 250 từ hoặc hơn.

  • Ở dạng học thuật:
  • Task 1:  bạn sẽ được cho một biểu đồ dạng cột, bảng, đường,… Bạn cần tóm tắt và miêu tả ngắn gọn nội dung bằng 1 bài báo cáo. Nếu muốn đạt được điểm cao ở phần này, bạn cần phải thể hiện được khả năng lựa chọn từ vựng, khả năng so sánh số liệu tốt bằng ngôn từ của bạn.
  • Task 2:  bạn sẽ được yêu cầu viết một bài luận thể hiện ý kiến của bạn về một vấn đề, quan điểm nào đó.
  • Ở dạng tổng quát:
  • Task 1:  bạn sẽ được cho sẵn một tình huống giả định. Sau đó bạn phải viết một bức thư yêu cầu thông tin và giải thích tình huống đang xảy ra. Văn phong mang tính cá nhân và phải trang trọng.
  • Task 2:  giống như bài thi IELTS học thuật,  bạn sẽ được yêu cầu viết một bài luận thể hiện ý kiến của bạn về một vấn đề, quan điểm nào đó.

Cấu trúc bài thi IELTS Speaking

Giống với bài thi Listening, phần thi Speaking ở hai hình thức thi IELTS hoàn toàn giống nhau

Thời gian: 11-14 phút.

Cấu trúc: có ba phần. Tương tác 1-1 trực tiếp giữa giám khảo với thí sinh. Bài thi của bạn sẽ được ghi âm để chấm.

  • Phần 1:  Bạn sẽ có một cuộc phỏng vấn và giới thiệu nhỏ tầm 4-5 phút. Chủ đề thường là xoay quanh cuộc sống hằng ngày của bạn.
  • Phần 2:  Giám khảo sẽ yêu cầu bạn nói về 1 chủ đề trong thời gian 3-4 phút. Bạn sẽ có 1 phút để chuẩn bị, sau đó sẽ bắt đầu bài nói. Sau khi kết thúc phần nói, giám khảo có thể sẽ hỏi bạn thêm một câu hỏi phụ để khai thác nhiều hơn khả năng của bạn.
  • Phần 3: Ở phần này, bạn sẽ phải trả lời thêm một số câu hỏi liên quan đến topic ở phần 2. Đây là phần bạn cần thể hiện được hết khả năng hiểu biết của bản thân, sử dụng những cấu trúc phức tạp hơn để có thể “ăn điểm” một cách trọn vẹn.

Học tiếng Anh thi IELTS là một quá trình dài và vất vả, đòi hỏi bạn phải có một ý chí kiên cường

Tập luyện và nâng cao IELTS Reading

Sau khi đã củng cố được những kiến thức nền tảng cơ bản cho mình như đã trình bày ở giai đoạn 1 . Việc còn lại lúc này của bạn chính là vận dụng hết những kiến thức bản thân đang có và thực hành ngay với bộ đề IELTS của Cambridge.

Nếu bạn lựa chọn thi IELTS Academic thì hãy tham khảo bộ sách giải đề IELTS Academic Reading. Còn nếu bạn thi IELTS General Training thì hãy tham khảo bộ giải đề IELTS General Training Reading của tác giả Trương Thế Khoa biên soạn. Bộ bài giải này gồm các bài giải vô cùng chi tiết và được trình bày dễ hiểu. Bên cạnh đó còn có những video được tác giả quay lại để hỗ trợ và hướng dẫn bạn học hiệu quả hơn.

Tập luyện và nâng cao IELTS Speaking

Để có được một bài thi IELTS Speaking hoàn hảo và tốt nhất, ở giai đoạn này bạn cần phải học từ vựng và các cụm từ chuyên dành cho các chủ đề trong IELTS.

Mặc dù trong phần thi IELTS Speaking sẽ có vô số câu hỏi xoay quanh các chủ đề khác nhau, nhưng tất cả những câu hỏi này thường chỉ xoay quanh 10 key topics sau:

  • Crime
  • Energy and Environment
  • Home and Housing
  • Traffic
  • Health
  • Education
  • Media
  • People
  • Work
  • Culture

Bạn nhất định cần phải thuộc nằm lòng những từ vựng và cụm từ vựng cho các chủ đề này. Có nghĩa là khi nhận câu hỏi từ giám khảo, bạn chỉ cần suy nghĩ trong vòng 2-3 giây để bật ra hàng tá từ vựng – cụm từ vựng liên quan đến chủ đề đó. Từ đó, bạn sẽ luôn trong tư thế sẵn sàng để trả lời bất kỳ câu hỏi nào đến từ giám khảo.

Tập luyện và nâng cao IELTS Listening

Đối với những bạn giải đề luyện thi IELTS từ con số 0. Bạn nên mua cho mình cuốn sách “Hướng dẫn học IELTS Listening cho người mới bắt đầu”. Cuốn này có rất nhiều bài thực hành theo dạng câu hỏi. Có độ dài khoảng 3-10 phút mỗi audio thôi, nên không khiến các bạn mới bị “khớp”. Nội dung cuốn sách cũng cung cấp các chiến thuật, từ vựng…. cho từng dạng câu hỏi vô cùng kỹ càng. Và phần đáp án cũng được phân tích, giải thích, chỉ từ mới chi tiết.

Ngoài việc cần tập trung giải đề. Bạn cũng nên cải thiện kỹ năng nghe của mình bằng cách nghe nhiều hơn. Như đã chia sẻ ở Giai đoạn I, bạn có thể tăng khả năng nghe của mình bằng cách truy cập các trang web chuyên về tiếng Anh học thuật như Ted Talk, BBC News,… và nghe chúng mỗi ngày để rèn luyện.

Tập luyện và nâng cao IELTS Writing

Đây là kỹ năng đòi hỏi bạn phải có một khả năng tư duy tốt, cách sắp xếp câu cú, sử dụng từ, và một phong cách viết bài rõ ràng.

Để cải thiện khả năng của mình, bạn hãy đọc thật nhiều bài viết mẫu hay và note lại những từ/ cụm từ hay, các cấu trúc miêu tả, cách diễn giải,… mà người ta sử dụng. Hãy bắt đầu từ các bài mẫu này và dần phát triển ngôn từ và ngữ pháp của bản thân.

Ở giai đoạn này, bạn đừng ép bản thân giải quá nhiều để, vì chắc chắn là bạn làm rồi lại quên nhanh thôi. Thay vào đó hãy tập trung sửa lỗi ngữ pháp, nắm vững cấu trúc của bài viết, chọn lựa và sử dụng từ vựng đa dạng,…

3.3 Giai đoạn III (60 ngày) – Tăng tốc và giải đề

Bắt đầu giải đề cho khoảng thời gian nước rút

Nếu đã vượt qua thành công hai giai đoạn trước có nghĩa là bạn đang đến rất gần với mục tiêu chinh phục IELTS của mình rồi. Ở giai đoạn nước rút này, bạn sẽ vẫn cần phải trau dồi kiến thức. Nhưng phần nhiều thời gian sẽ dành cho việc luyện đề và khắc phục những “điểm liệt” của bản thân.

3.4 Giai đoạn IV (10 ngày) – Nghỉ ngơi và đi thi

Sau khi đã kết thúc quá trình luyện thi cực khổ và trang bị cho mình mọi kiến thức và kỹ năng cần thiết. Bạn nên dành cho mình 1 đến 2 ngày trước khi thi để nghỉ ngơi. Hãy để đầu óc của mình luôn nằm trong trạng thái tỉnh táo và thoải mái nhất cho cuộc thi.

Mặt khác, đừng quên tìm hiểu kỹ càng thông tin và sắp xếp hoàn chỉnh mọi thứ liên quan đến kì thi IELTS. Ví như đăng ký và lựa chọn ngày thi IELTS ra làm sao, đăng ký ở đâu, lệ phí thi IELTS bao nhiêu,… Những điều này tốn rất nhiều thời gian hơn bạn tưởng đấy.

Trước khi thi nên thư giãn bạn nhé. Phải giữ tinh thần luôn thoải mái nhất

4. Tổng kết

Chúc mừng bạn đã đọc đến dòng cuối cùng của bài viết này. Đọc đến phần này, có thể thấy tinh thần ham học hỏi cũng như quyết tâm chinh phục IELTS của bạn đang rất mãnh liệt.

Chúng tôi mong rằng, bạn sẽ vẫn giữ vững được tinh thần mạnh mẽ ấy cho đến khi gặt hái được thành công.

Lời khuyên nhỏ cuối cùng mà RES muốn gửi đến các bạn: IELTS dù gì cũng chỉ là một bước đệm trong cuộc đời sự nghiệp của bạn. Vì thế, bạn đừng tự biến nó trở thành áp lực hay căng thẳng cho bản thân. Muốn ôn luyện IELTS hiệu quả, bạn phải luôn giữ cho mình một tâm lý thoải mái nhất. Đây là một yếu tố rất lớn góp phần giúp bạn đạt được mục tiêu IELTS của mình trong tương lai sắp tới.

Đừng lo lắng, RES sẽ luôn bên cạnh và đồng hành cùng bạn trong chặng đường IELTS phía trước.