Các cách làm bài IELTS Reading hiệu quả

Cách làm bài ielts reading hiệu quả
5/5 - (2 bình chọn)

Bài thi Đọc (Reading section) là phần thi thứ 2 của bài thi IELTS và được thực hiện ngay sau bài thi Nghe (Listening section). Bạn sẽ có 60 phút để đọc 3 đoạn văn dài và trả lời 40 câu hỏi. Độ khó của bài thi IELTS Reading đến từ việc bạn phải đọc và hiểu một lượng lớn văn bản, thông tin và trả lời chính xác các câu hỏi về những gì bạn đọc trong một thời gian ngắn. Và bài thi Đọc của dạng đề Học thuật (Academic) sẽ được thiết kế khó hơn nhiều so với bài thi Đọc của dạng đề Tổng quát (General).

Vậy có những mẹo nào để đạt được điểm cao ở phần thi được mệnh danh là “tử thần” này? Hãy tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Đọc càng nhiều dạng văn bản tiếng Anh khác nhau càng tốt.

Một trong những cách tốt nhất để cải thiện khả năng đọc hiểu của bạn đó là: Đọc càng nhiều càng tốt. Cố gắng tiếp xúc với nhiều tài liệu Đọc tiếng Anh nhất có thể – đó có thể là sách, báo, ấn phẩm trực tuyến, tài liệu học thuật hoặc thậm chí là từ phương tiện truyền thông xã hội. Việc tiếp xúc như vậy có thể cải thiện kỹ năng đọc và mở rộng vốn từ vựng của bạn.

Tốc độ đọc của bạn cũng sẽ được cải thiện, và điều này cực kì có lợi khi làm bài kiểm tra thực tế. Hãy nhớ rằng thời gian cho bài thi này rất ngắn, vì vậy đọc nhanh bài đọc sẽ giúp bạn tiết kiệm được rất nhiều thời gian quý giá.

2. Đừng biến việc chỉ đọc trở thành chiến lược ôn thi duy nhất của bạn.

Là một người ham đọc quả là điều tuyệt vời. Tuy nhiên nếu chỉ đọc thôi thì mọi thứ sẽ không đủ, bạn có thể đọc nhiều và nhanh nhưng bài thi Đọc được thiết kế để kiểm tra khả năng xác định thông tin quan trọng của bạn. Cho nên sau mỗi bài đọc, bạn cần ghi lại những thông tin mà bạn coi là quan trọng nhất. Sau đó đưa ra 1 hoặc 2 câu hỏi (như dạng câu hỏi mẫu ở bài thi Đọc) về bài mà bạn đọc. Điều này sẽ giúp bạn tư duy nhanh hơn khi thi thực tế.

3. Học những từ vựng không phổ biến.

Khi bạn đọc các văn bản khác nhau, hãy tập thói quen highlight các từ/ cụm từ khó hiểu hoặc chưa từng gặp bao giờ, sau đó hãy tìm hiểu nghĩa của chúng. Điều này có thể giúp bạn tránh phải việc gặp một từ khó hiểu – sẽ nguy hiểm hơn nếu đó là từ khoá (key-word) trong quá trình kiểm tra thực tế.

4. Hãy nhớ rằng Chính tả không được sai!

Bài thi Đọc sẽ có phần bài tập điền đáp án. Và nếu câu trả lời của bạn bị sai chính tả thì sẽ ăn con 0 ngay lập tức. Nhưng cũng may mắn là bạn sẽ không bị mất điểm khi trả lời sai. Vì vậy nếu không chắc chắn về chính tả của một từ, hãy cứ thử viết từ đó theo cách mà bạn mường tượng là tốt nhất. Biết đâu may mắn thì sao!

5. Coi chừng bị “traps”!!!

“Bẫy” trong bài thi Đọc của IELTS luôn luôn là một đặc sản. Như đã trình bày ở trên, bài thi Đọc là về việc đọc những văn bản và xác định thông tin chính. Giả sử như khi làm bài, bạn đã tuân theo toàn bộ các quy tắc ở trên và đọc kỹ câu hỏi trước khi đọc văn bản. Sau đó đột nhiên trong khi đọc, bạn phát hiện ra một từ trong văn bản mà bạn đã thấy khi bạn đọc câu hỏi. “Đó chắc hẳn là câu trả lời nhỉ” – chắc hẳn ai cũng đã và sẽ nghĩ thế này.

Nào, đề thi nếu dễ thế thì ai cũng 9.0 IELTS rồi.

Bài thi Đọc được thiết kế để kiểm tra khả năng đọc hiểu (comprehension) của bạn và một phần của điều này là đảm bảo bạn đang tập trung và chú ý. Một số câu hỏi được thiết kế để đánh lừa bạn rằng “chúng có câu trả lời rõ ràng lắm rồi, không cần đọc nhiều đâu”. Nên nhớ luôn đọc lại câu trả lời của bạn để đảm bảo rằng những thông tin đó đáp ứng chính xác 100% câu hỏi. Đừng rơi vào bẫy!

6. Chú ý đến bài thi Ghi nhãn cho biểu đồ/ Điền từ cho đoạn tóm tắt của văn bản chính.

Bạn có thể sẽ gặp dạng bài Ghi nhãn cho một sơ đồ/ Điền từ cho đoạn tóm tắt của văn bản chính trong bài thi thực tế. Ở dạng bài thi này, những từ bạn sẽ điền vào đều nằm trong văn bản chính, bạn không cần phải suy nghĩ từ mới để trả lời đâu nhé! Và cũng phải đảm bảo một số điều khác như chép đúng chính tả, hay từ bạn điền phải đúng với yêu cầu của đề bài.

7. Đọc câu hỏi trước một lượt, sau đó mới đọc văn bản.

Trước khi “lâm trận” vào đọc các văn bản ở phần Reading, bạn nên xem qua các câu hỏi trước một lượt. Vì những câu hỏi này liên quan trực tiếp đến văn bản, việc đọc và nắm yêu cầu của câu hỏi sẽ giúp bạn biết rằng bản thân cần chú ý những gì khi đọc.

Sau khi đọc xong văn bản lần đầu tiên, hãy quay lại các câu hỏi và đọc lại chúng thêm 1 lần nữa. Điều này sẽ giúp các bạn xác định được đoạn nào của văn bản mà bạn cần chú ý, cũng như xác định được vị trí của câu hỏi trong văn bản.

8. Highlight thông tin quan trọng khi đọc.

Phần Đọc yêu cầu xử lí một lượng thông tin lớn trong một khoảng thời gian ngắn. Thử tưởng tượng ví dụ bạn vừa làm câu 1 nói về thông tin A, đến câu 5 lại hỏi lại về thông tin A và lúc đó lại phải scan lại bài đọc để tìm thông tin A, như vậy sẽ tốn rất nhiều thời gian. Vì vậy để không “make it complicated”, gạch chân và khoanh tròn các từ quan trọng trước khi tiếp tục câu tiếp theo.

9. Chia thời gian hợp lý giữa các bài đọc.

Bài thi Đọc yêu cầu bạn trả lời câu hỏi cho 3 bài văn khác nhau. Khuyến nghị là bạn nên dành tối đa 20 phút cho một bài văn. Mặc dù nó không nhiều để bạn bao quát hết toàn bộ thông tin nhưng hãy nhớ, bạn chỉ có 60 phút!

Bằng cách chia đều thời gian cho cả 3 phần, bạn sẽ hoàn thành một cách tốt nhất toàn bài thi Đọc. Chắc sẽ kinh khủng lắm nếu biết bài đọc cuối cùng dài đằng đẵng mà chỉ còn 10 phút để vừa đọc vừa trả lời nhỉ. Cho nên hãy biết phân bổ thời gian hợp lý nhé! 

10. Một số điều khác cần ghi nhớ.

  • Bạn sẽ không bị mất điểm khi trả lời sai – vì vậy đừng để trống đáp án, câu nào không biết cứ đọc và đoán (nếu là dạng điền câu trả lời) hoặc là điền đại đáp án (nếu là trắc nghiệm hoặc True/False).
  • Bạn nháp bao nhiêu vào tờ đề bài (Question sheet) cũng không vấn đề gì. Nhưng hãy nhớ viết đáp án cuối cùng vào tờ trả lời (Answer sheet).
  • Tất cả đáp án sẽ được viết bằng bút chì (bút chì, bút bi và cục tẩy sẽ được phát trước khi bạn bắt đầu thi).
  • Đối với câu hỏi dạng True/False, câu trả lời khi viết vào tờ trả lời (Answer sheet) là T/F, không phải là True/False.
  • Các câu hỏi không phải lúc nào cũng tuân theo quy luật từ trên xuống dưới của bài văn.