Nhiều phụ huynh đã dành thời gian ngồi học cùng con với hy vọng sẽ hoàn thành hết các bài tập. Tuy nhiên, thực tế rằng, con bạn luôn ở trạng thái chán nản khi làm bài tập về nhà. Vậy liệu có cách nào để con vượt qua tất cả sự vất vả ấy?
Trẻ thích trì hoãn việc làm bài tập về nhà.
Điều đầu tiên phụ huynh cần tìm hiểu con có hiểu bài trên lớp hay không. Một khi con nghĩ rằng bài quá dễ hoặc bài quá khó, con sẽ thấy lắp ráp mô hình robot hay chơi nấu ăn sẽ hoàn toàn áp đảo việc làm bài tập về nhà kia. Việc này sẽ khiến con vui và sau đó quên đi những bài tập.
Vậy cha mẹ nên làm gì lúc này? Hãy giúp con đặt mục tiêu rằng sẽ không được chơi cho đến khi hoàn thành nhiệm vụ của mình. Mỗi ngày, cha mẹ có thể hướng dẫn con phân chia công việc thành các phần nhỏ. Từ từ hoàn thành dần thay vì ngồi làm cùng một lúc. Sau đó, hãy thưởng cho con những phần quả nhỏ nhằm khích lệ chúng. Cha mẹ hãy cố gắng thực hiện một cách nghiêm túc cùng con. Làm như vậy để tạo ra thái độ tích cực với việc học cho trẻ.
Trẻ có tính cầu toàn.
Những đứa trẻ nhạy cảm hoặc được xác định là có năng khiếu đặc biệt. Những đứa trẻ thường có suy nghĩ như là nếu con không thể làm điều gì đó một cách hoàn hảo, con sẽ không làm điều đó nữa.
Trong thực tế, con bạn có thể luôn lo lắng về việc làm thế nào cho đúng. Do đó, hãy giúp con tập trung vào quá trình thay vì kết quả. Thay vì hỏi con được mấy điểm, cha mẹ hãy nói rằng: “Con đã cố gắng hết mình rồi đúng không? Thế thì kết quả ra sao cũng không quan trọng” để động viên trẻ.
Trẻ nhanh nhảu.
Với một số em việc làm bài tập về nhà càng nhanh thì càng tốt. Chúng sẽ về nhà, mở tờ bài tập, viết một vài câu thô sơ và sau đó reo hò “Xong!” rồi chạy tót đi chơi.
Khi ấy, cha mẹ cần kiểm tra bài tập của con. Từ đó, giúp con nhận ra rằng cẩn thận là một đức tính thiết yếu trong cuộc sống. Hãy cùng nghe con giải thích tại sao con lại chọn đáp án này.
Trẻ có những điểm khác biệt so với các bạn cùng trang lứa.
Có lẽ con bạn đang bắt đầu nhìn thế giới với cái nhìn khác ngoài những gì đang được giảng dạy trên trường. Điều này xảy ra khi con 12 – 14 tuổi, con được tiếp xúc và va chạm với xã hội nhiều hơn.
Đây có thể là một đặc điểm tốt khi trong tương lai sự thành công sẽ dựa trên: “suy nghĩ khác biệt. Suy nghĩ sáng tạo. Suy nghĩ bên ngoài hộp và không chờ ai đó nói cho bạn biết phải làm gì.” Nhưng nếu thái độ ấy bắt đầu có tác động tiêu cực và các dấu hiệu cho thấy sự không ổn định, có thể đã đến lúc ta nên xem xét lại vấn đề.
Trước hết, phụ huynh cần giúp con khai phá tư duy và tìm được mối liên hệ giữa niềm đam mê của con với việc học ở trường. Ngoài ra, phụ huynh hãy tìm đến những cuốn sách về người nổi tiếng. Nhờ đó, tạo động lực cũng như con đường thành công một cách sáng tạo, chủ động cho con.
Con là một đứa trẻ hay quên.
Con bạn có thường nói rằng “Con không nhớ”, “Con quên mất” hay những câu tương tự như vậy không? Nếu có, con đang thuộc tuýp người không chú tâm vào công việc hoặc đang nhiều thứ khác lấp đầy tâm trí của con.
Đối với một số trẻ em, việc phát triển kỹ năng tổ chức đòi hỏi rất nhiều sự theo dõi, nhắc nhở và tán dương. Phụ huynh có thể giúp con ghi nhớ bằng việc đặt ra những công việc tuần hoàn, liên tục hàng ngày để tạo nên một thói quen, như việc kiểm tra xem hôm nay giáo viên đã dạy con những gì và hướng dẫn con xây dựng kế hoạch cho ngày mai. Khi con có kỷ luật, điều quan trọng là ta cần biết chọn thời điểm lùi lại, để con không duy trì việc phụ thuộc vào cha mẹ, để con có thể tự nhận ra vấn đề và khắc phục ngay lập tức.