Áp đặt con phải giỏi toàn diện trước kỳ vọng của Bố mẹ

Bình chọn post

Áp đặt con mình phải là đứa trẻ toàn diện nhất, đáng kiêu hãnh nhất, ba mẹ luôn tự hào về con!…Nhưng liệu rằng cha mẹ có đang đi đúng hướng trong giáo dục con cái? Ở bài viết dưới đây hãy cùng tìm hiểu cùng chúng tôi nhé! 

Đừng áp đặt cuộc đời con bằng điểm số

Nhiều ý kiến chia sẻ rằng, học giỏi là một điều rất tuyệt vời. Nhưng học làm người tử tế mới là quan trọng nhất. Có rất nhiều con đường để đến đích. Người lớn chúng ta đừng áp đặt con mình phải đi con đường giống “con nhà người ta”. Điểm số không phải là tất cả chính vì vậy đừng đặt con bạn vào áp lực vô hình đó. Và khiến con không phát triển được một cách toàn diện nhất! 

Không nên áp đặt con mình phải giỏi toàn diện

Thành tích học tập của con là điều mà phụ huynh nào cũng kỳ vọng. Mong muốn con mình học giỏi, để sau này thành đạt, có địa vị trong xã hội. Nhưng phụ huynh lại không quan tâm đến mong muốn thực sự của con dẫn đến việc con bị áp lực. 

Bản thân học sinh cần phải được vui chơi, giải trí sau những giờ học căng thẳng để giải tỏa tâm lý, áp lực. Nhưng sau khi tan trường, các con lại bị bố mẹ bắt đưa đến những “lò” học thêm. Áp lực đó đối với học sinh cuối cấp lại càng lớn. Vì phải thi chuyển cấp hay quan trọng nhất là kỳ thi đại học đối với học sinh lớp 12. 

Trong nhiều trường hợp, học là tiền để một người có thể thành công trong cuộc sống. Nhất là thời đại công nghệ 4.0 hiện nay, khi mà khoa học là ưu tiên hàng đầu của sự phát triển. Nguồn nhân lực phải giỏi mới đáp ứng được nhu cầu của phát triển. Nhưng để một con người có thể thành công trong sự nghiệp thì niềm đam mê, ước muốn của cá nhân sẽ thúc đẩy sự thành công đó và đôi khi học hành trong một số trường hợp chưa chắc đã làm nên sự thành công.

Không nên áp đặt con mình phải giỏi toàn diện
Không nên áp đặt con mình phải giỏi toàn diện

Vì thế một học sinh để có kiến thức, nhân cách, ứng xử, sức khỏe…

Thì việc học trên ghế nhà trường là chưa đủ. Dù có nhiều kiến thức nhưng khả năng ứng xử kém, sức khỏe giảm sút do ít vận động, không biết phân biệt điều tốt – xấu hoặc các tệ nạn xã hội để né tránh… Muốn học sinh phát triển toàn diện phải để cho các em hòa nhập với cộng đồng, được trải nghiệm cuộc sống. 

Nếu phụ huynh ép con học quá nhiều sẽ làm đầu óc căng thẳng. Có thể gây rối loạn tâm lý, trầm cảm hoặc đôi khi sẽ tìm đến những điều cực đoan để giải thoát như sự việc đáng tiếc nêu trên.

Thực chất mỗi cá nhân chỉ có thể có năng lực ở một vài lĩnh vực nhất định. Và thêm vào đó không phải tất cả các em đều giống nhau. Vì vậy không thể và không bao giờ chỉ có một mô hình giáo dục cho tất cả. Một nền giáo dục toàn diện không phải là đào tạo ra những cá nhân toàn diện. Mà nó phải cung cấp các cơ hội để có thể phát triển toàn diện các năng lực của mỗi học sinh.